Có nên sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học giao tiếp tiếng Anh?
Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học giao tiếp tiếng Anh luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Những người đề xuất phương pháp trực tiếp ủng hộ rằng tiếng mẹ đẻ phải bị trục xuất khỏi lớp học. Mặt khác, những người ủng hộ phương pháp dịch song ngữ lại mong muốn nên cho phép việc sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách tự do.
“Thật khó để trả lời cho câu hỏi nên hay không nên sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các lớp giao tiếp tiếng Anh” – một giáo viên người Ấn Độ bày tỏ quan điểm. Với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh lâu năm, đứng trên cương vị một giáo viên ngoại ngữ, ông cho rằng không có câu trả lời nào thỏa đáng và khả thi cho câu hỏi trên.
Ấn Độ là quốc gia có rất nhiều ngôn ngữ khu vực khác nhau và hầu hết người dân ít khi được tiếp xúc với ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ từ khi họ được sinh ra, điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc dạy tiếng Anh tại đất nước này. Theo giáo viên này, ông cũng hay dùng tiếng mẹ đẻ để giảng dạy ngoại ngữ cho các em, nhưng cũng sử dụng rất hạn chế chứ không thường xuyên. Ông luôn đảm bảo không đi chệch khỏi mục tiêu chung của việc giảng dạy. Ông cảm thấy tiếng mẹ đẻ không nên bị trục xuất khỏi môi trường tiếng Anh mà trái lại, ngôn ngữ mẹ đẻ còn là phương tiện thúc đẩy học viên học tập ngoại ngữ tốt hơn. Và chắc hẳn cũng có nhiều người đến từ những đất nước không nói tiếng Anh, cũng đồng quan điểm với ông.
Ông còn cẩn thận chia sẻ thêm cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp qua các tình huống sau đây:
- hướng dẫn: Trong khi thực hiện các nhiệm vụ như làm việc nhóm, làm việc theo cặp, làm việc dự án, học sinh phải biết cách thực hiện các yêu cầu đặt ra. Một giáo viên có thể giải thích các chi tiết trong các tình huống trên bằng tiếng mẹ đẻ để cho phép học sinh thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác mà không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào
- giải thích các danh từ trừu tượng như tính toàn vẹn: Rất khó để dạy nghĩa của các danh từ trừu tượng vì nó khá mơ hồ. Ví dụ, rất khó xác định hoặc giải thích “tính toàn vẹn” là gì. Vì vậy, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đương trong bối cảnh này là hợp lý. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ giúp học sinh thoát khỏi rào cản của sự hiểu biết hoặc hiểu sai.
- dạy ngữ pháp: trong khi dạy ngữ pháp, đôi khi, những lời giải thích có thể được đưa ra một cách thận trọng bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh
- dạy người học trình độ thấp: việc giảng dạy ở các khu vực trung bình, có trình độ thấp và không phù hợp với các tiêu chuẩn dự kiến thì việc dạy song ngữ (gồm tiếng mẹ đẻ) là điều cần thiết.
Giáo viên người Ấn còn cho biết, ông từng gặp trường hợp một nam sinh học kém tiếng Anh đến nỗi không thể viết đúng bảng chữ cái theo thứ tự, nhưng anh ta lại có thể xác định được chúng. Ông đã bắt đầu dạy lại tiếng Anh cho học viên này bằng tiếng mẹ đẻ và yêu cầu anh ta tập trung vào những gì ông viết trên bảng đen. Thật đáng kinh ngạc chỉ trong vòng một tháng, học viên của ông đã có thể nhận ra chính xác 15 tính từ tiếng Anh và viết đúng hoàn toàn thứ tự của bảng chữ cái.
Đây được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp giáo dục của ông. Ông đã phát triển một niềm tự hào về việc dạy và học tiếng Anh thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ. Ông luôn bám sát và chú trọng vào quan điểm “giáo dục hòa nhập” hiện nay, đó là không có học sinh nào bị bỏ rơi và cảm thấy xa lánh với các bạn trong lớp. Mỗi học sinh đều có quyền tự do và không gian riêng để phát triển về tri thức, tinh thần và thể chất.
Tóm lại, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ không hẳn là một phương pháp không phù hợp trong các lớp học giao tiếp tiếng Anh. Quan trọng hơn hết vẫn là giáo viên phải đánh giá được trình độ của học viên, căn cứ vào đó để cân bằng phương pháp giảng dạy của mình.